Những ngày thời tiết nóng ẩm hoặc mùa mưa thực sự không dễ dàng gì cho việc giặt giũ. Bước chân ra ngoài thì ướt át, bước chân vào nhà thì nồm ẩm. Quần áo dù đã được giặt giũ thơm tho cũng nhanh chóng hôi rình vì phơi mãi không khô. Vậy phải làm thế nào để giặt và phơi quần áo khô nhanh trong ngày mưa khi theo dự báo thời tiết, tình trạng mưa phùn còn kéo dài? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

1. Trước khi giặt

  • Vi khuẩn sinh sôi nẩy nở trong môi trường ẩm ướt và dơ bẩn. Đây cũng là nguyên nhân gây nên mùi khó chịu cho quần áo trong những ngày mưa. Vì vậy, chị em cần thường xuyên vệ sinh máy giặt để không tích tụ vi khuẩn.
  • Vào những ngày mưa, trước khi giặt, bạn nên mở cửa máy cho mùi ẩm mốc bay hết trước khi giặt
  • Không để quần áo dơ chất đống mà thay vào đó nên giặt càng sớm càng tốt. Vì quần áo càng sạch thì vi khuẩn càng ít bám. Nếu quần áo quá bẩn thì nên ngâm trước cho ra hết chất bẩn để giặt được sạch và nhanh hơn.

2. Giặt quần áo

  • Tốt nhất bạn nên giặt quần áo vào buổi sáng để quần áo có thể khô ngay trong ngày. Bạn không nên phơi quần áo vào ban đêm vì lúc này độ ẩm tăng cao.
  • Giặt quần áo từng mẻ nhỏ để quá trình sấy khô của máy giặt nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chú ý không giặt quá khối lượng cho phép.
  • Sử dụng loại nước xả vải chuyên biệt giúp quần áo khô nhanh hơn. Các loại nước xả vải với mùi hương nhè nhẹ và có đặc tính giúp nhanh khô quần áo được bán nhiều trong các siêu thị, các cửa hàng tạp phẩm.
  • Ngâm quần áo trong nước xả vải từ 10-15 phút rồi mới xả để cho mùi hương thấm sâu vào trong từng thớ vải. Khi đó quần áo của bạn và gia đình thơm lâu hơn, tránh được những mùi ẩm mốc khó chịu do thời tiết nồm ẩm gây ra.

  • Khi đến giai đoạn sấy quần áo, chị em có thể vứt khoảng 1-2 quả bóng tennis vào máy giặt để giúp hút thêm nhiều nước, cũng như cọ xát giúp quần áo sạch hơn.
  • Nếu giặt bằng tay hay máy giặt không có chế độ sấy, sau khi giặt xong, nhúng quần áo vào nước nóng khoảng 60 độ, rồi vắt ráo. Tính chất bốc hơi nhanh của nước nóng giúp quần áo nhanh khô hơn.
  • Sau khi vắt kĩ, trải rộng khăn lông khô và cuốn quần áo vào trong. Sau đó tiếp tục vắt để khăn rút bớt nước từ quần áo

3. Phơi quần áo trong nhà

Phơi đồ trong nhà thực sự không phải là giải pháp tốt. Tuy nhiên, để giảm thiểu những tác hại xấu nhất mà việc này mang lại, bạn có thể làm như sau:

  • Là cả hai mặt áo quần trước khi phơi giúp bay hơi phần lớn lượng nước thừa còn lại. Khi đó, quần áo sẽ khô nhanh hơn.
  • Không phơi quần áo trong nhà bếp hay nhà vệ sinh. Nếu phơi quần áo trong nhà bếp thì sẽ dễ ám mùi thức ăn, đặc biệt là các loại quần áo mùa đông như áo dạ, áo len. Nếu phơi quần áo trong nhà tắm thì càng ẩm thấp khiến quần áo khó khô, thậm chí còn kinh khủng hơn với mùi hôi khó tả.
  • Không có dây phơi quần áo trong nhà? Không có vấn đề gì. Chị em có thể tạo ra những giá phơi đồ tạm thời bằng cách buộc một sợi dây nối giữa hai chiếc ghế cao, hoặc hai chiếc đinh cao đóng trên hai bức tường đối diện.

  • Giũ quần áo thật kỹ trước khi phơi để giúp quần áo bớt nhăn khi khô, cũng như trải rộng bề mặt vải giúp khô nhanh hơn bằng cách vắt quần áo lên dây rồi dùng kẹp.
  • Đối với vải dày như quần áo bò, quần âu, ta dùng kẹp treo ngược ống quần lên trên để phần thắt lưng và miệng túi quay xuống dưới sẽ giúp chúng nhanh khô hơn.
  • Khi thời tiết có nắng gió hãy tranh thủ mang quần áo ra sân vườn, sân thượng ngoài trời để phơi. Lúc này bạn cũng vẫn nên để ý thời tiết, nếu thấy mưa thì lại mang ngay vào trong nhà.

4. Sấy và là, ủi đồ

  • Giày và quần áo nhỏ: nên được hong nhanh chóng ở các khu vực ấm áp như đằng sau tủ lạnh hoặc sau TV.
  • Quần áo: ta không nên hong bằng quạt vì khiến hơi nước xung quanh ngưng tụ lại nhiều hơn.
  • Sử dụng máy sấy quần áo hoặc máy giặt có chế độ vắt và sấy khô.
  • Là quần áo trước khi mặc vừa giúp lên dáng quần áo đẹp hơn mà còn giúp bay bớt hơi ẩm trong quá trình cất giữ. Khi đó, trang phục có mùi thơm hơn, sạch sẽ, mát mẻ hơn.

5. Lưu trữ quần áo

  • Vào mùa mưa phùn, quần áo rất khó để khô. Tuy vậy, bạn cũng không nên sốt ruột mà cất quần áo vẫn còn hơi ẩm vào tủ. Điều này chỉ khiến cho nhanh mốc và hỏng quần áo – không chỉ một bộ mà còn có thể dễ dàng lây lan ra cả tủ. Bạn nên
    cẩn thận phơi, sấy cho thật khô trước khi cất giữ.
  • Cất chăn, ga, gối, đệm dự trữ vào túi hút chân không để tránh ẩm mốc, hôi thối và hạn chế nấm mốc sinh sôi nảy nở.
  • Cho vài viên chống ẩm hoặc túi hạt hút ẩm vào tủ quần áo để giữ môi trường trong tủ luôn khô ráo.

Túi hạt hút ẩm sẽ giúp quần áo mau khô hơn đấy

Chúc các bạn và gia đình luôn có quần áo sạch sẽ, thơm tho dù trong những ngày mưa phùn khó chịu!

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách giặt giũ, bảo quản quần áo cũng như chăm sóc vệ sinh máy giặt đúng cách trong quá trình giặt máy, hãy liên hệ ngay 1900 2525 56 hoặc 0963 909 889 để được tư vấn miễn phí nhé.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua các kênh:
Facebook: https://www.facebook.com/carehomevn
TEL : ‎(024) 6689 6767 hoặc ‎(024) 6689 9333
Email: contact@carehome.vn / carehome.contact@gmail.com
Website: https://carehome.vn/
Công ty Cổ phần Xây dựng và Chăm sóc nhà CareHome luôn đặt uy tín và chất lượng dịch vụ lên hàng đầu đảm bảo sẽ làm hài lòng khách hàng.