Bất cứ thiết bị, máy móc sau khi sử dụng lâu ngày, chúng đều làm việc kém hiệu quả hơn. Đó là lí do người dùng cần phải làm sạch, vệ sinh và bảo dưỡng để máy móc bền lâu hơn. Bình nóng lạnh cũng vậy, sau khoảng 5-6 tháng sử dụng, bình sẽ có rất nhiều cặn.
Đã đến lúc ta cần xả lớp cặn, làm sạch bình nóng lạnh để đảm bảo gia đình đươc sử dụng nước sạch. Chuyên gia kỹ thuật đã khuyến cáo mỗi năm các gia đình nên sục bình nóng lạnh 1 – 2 lần theo định kỳ tuỳ vào chất lượng nước của mỗi địa phương có độ phèn, cặn canxi…
Hãy cùng CareHome tìm hiểu cách xả cặn cho bình nóng lạnh nhé!
1. Tại sao bình nóng lạnh cần được xả cặn?
Thứ nhất, thông thường qua quá trình sử dụng, bên trong lõi bình nóng lạnh bị tụ lại rất nhiều cặn bẩn. Lớp cặn bẩn này nếu đọng lại lâu khiến bình làm nước nóng chậm lại, đồng thời làm giảm tuổi thọ của máy.
Thứ hai, cặn bẩn bám vào làm giảm hiệu suất hoạt động của thanh đốt, từ đó quá trình làm nước nóng giảm, cũng như máy sẽ gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng như rò rỉ điện, gây mất an toàn cho người sử dụng.
Cuối cùng là thanh magie, là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc làm nước nóng. Nếu như thanh magie không được thay mới đúng lúc, chúng sẽ bị ăn mòn, kéo theo là ăn mòn vào thành bình gây rò rỉ điện rất nguy hiểm.
2. Cách xả cặn bình nóng lạnh tại nhà
Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng, quý khách cần đảm bảo an toàn kỹ thuật khi sục rửa và vệ sinh bình, vì thế hãy nhớ ngắt nguồn điện từ aptomat đối với bình nóng lạnh.
Bước tiếp theo là tiến hành xả cặn cho bình nóng lạnh. Quý khách có thể tháo van xả cặn tại nhà. Quan sát các bộ phận bên trong bình.
Tháo rơ le điều chỉnh nhiệt độ

Rơ le điều chỉnh nhiệt độ cần được tháo ra để làm sạch các rắc cắm
Tháo rơ le của máy ra khỏi bình nóng lạnh. Phần chân và các rắc cắm ở role và rắc cắm chân sợi đốt thường bị cặn canxi trắng bám vào, quý khách hãy làm sạch chúng.
Việc vệ sinh những bộ phận này vừa đảm bảo chắc chắn không có tia lửa điện và hiện tượng chập, cháy nổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng khi cắm bình, đồng thời làm tăng tuổi thọ cho bình.
Mở gioăng và kiểm tra độ hao mòn
Tiến hành mở gioăng bình nóng lạnh, xả hết nước bên trong và tháo ruột đun, sau đó quý khách vệ sinh bộ phận này bằng nước tẩy cặn chuyên dụng. Quý khách lưu ý cần làm cặn canxi bám vào ruột đun tan hết và xúc sạch cặn bình bằng nước thật kỹ đến khi nước trong là ổn.
Ngoài ra quý khách hãy kiểm tra gioăng xem có vấn đề gì không. Vấn đề gioăng hỏng là vấn đề thường gặp ở bình nóng lạnh. Nếu như không được thay thế kịp thời, phần gioăng được nối với dây mayso này sẽ bị thoái hóa, gây rò rỉ dẫn đến chập điện, thậm chí sẽ ăn mòn bình.

Cách xả cặn cho bình nóng lạnh
Kiểm tra độ mòn của thanh magie
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, tahnh magie cũng là bộ phận dễ bị ăn mòn của bình. Nếu thanh magie đã bị ăn mòn mà không được thay thế kịp, chúng sẽ phản ứng với các kim loại trong bình và gây hao mòn vỏ bình.
Vì thế cần thay thế thanh magie 6 tháng/lần. Khi thay thế thanh magie xong quý khách hãy tiến hành sục rửa lần nữa. Sau khi tháo van xả đáy, quý khách cấp nước vào bình để nước và cặn bẩn thoát ra theo van xả.
Như vậy là quá trình tháo van xả cặn đã hoàn thành. Việc vệ sinh bình nóng lạnh và làm sạch kết hợp xả cặn bình như thế này thực sự đơn giản, đồng thời sẽ giúp bình nóng lạnh gia đình bền lâu hơn.
CareHome mong rằng bài viết này sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý khách trong việc chăm sóc thiết bị gia đình như bình nóng lạnh và cả nhiều thiết bị khác nữa.
Mọi thắc mắc và đóng góp ý kiến xin vui lòng liên hệ đặt lịch bảo trì với chúng tôi qua các kênh:
Hotline: 1900 2525 56 hoặc 0963 909 889
Facebook: https://www.facebook.com/carehomevn
Email: contact@carehome.vn / carehome.contact@gmail.com
Website: https://carehome.vn
Cám ơn quý khách đã đọc thông tin tại CareHome, nhớ chia sẻ thông tin này với bạn bè và người thân của mình nhé!
Leave A Comment